Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon

Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon

Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon

Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon

Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon
Hoa súng không chỉ đẹp mà còn giúp trị nhiều bệnh, chế biến món ăn ngon
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 21-08-2022
Hoa súng rất quen thuộc với mỗi chúng ta, không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là vị thuốc chữa bệnh trong Đông y.

 

1. Đặc điểm và công dụng của cây hoa súng

Hoa súng (Nymphaea stellata Willd), tên khác là củ súng, súng the lam, là một cây thảo sống ở nước trong các ao hồ, đồng chiêm trũng, kênh rạch. Thân rễ ngắn mang nhiều củ nhỏ mọc bám xung quanh.

Để làm thuốc, rễ hoa súng thu hoạch về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, rồi sao qua. Dược liệu có vị ngọt nhạt, bùi hơi béo, tính mát, không độc, có tác dụng đối với các chứng bệnh do thận hư thần kinh suy nhược, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn tính, phụ nữ khí hư, trẻ em đái dầm.

Hoa súng khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô cải thiện giấc ngủ

 

Hoa súng trắng. Nguồn hình: Internet

 

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rễ hoa súng có công dụng hỗ trợ điều trị một số rối loạn liên quan đến tâm thần suy nhược: Lo lắng, căng thẳng, giảm trí nhớ, trầm cảm... Hoa súng cũng được sử dụng để điều trị bệnh vàng da và các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và kiết lỵ, táo bón.

Chiết xuất từ hạt súng được sử dụng trong điều chế sản phẩm chăm sóc da như một loại kem dưỡng tự nhiên giúp cân bằng lượng dầu trong da, trị mụn trứng cá. Thân rễ của hoa súng là một loại thuốc bổ thần kinh được sử dụng rộng rãi, giúp thư giãn các tế bào não, mô, cơ, giảm căng thẳng và lo lắng cải thiện giấc ngủ, cải thiện trí nhớ.

2. Bài thuốc từ cây hoa súng

2.1 Thuốc an thần chữa mất ngủ

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa súng thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô, 15-30g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa súng 15g, tâm sen 10g, hoa nhài 10g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm uống làm 2 lần trong ngày.

Củ cây hoa súng bổ thận chữa đau lưng, di mộng tinh

 

2.2 Thuốc giải cảm, chữa ho, rát cổ, sốt cao, cảm nắng

Rễ hoa súng phơi khô, nấu với nước 2 lần, rồi cô thành cao, thêm đường làm sirô uống.

Hoặc dùng bài: Rễ hoa súng thêm đường phèn vừa đủ, nấu chè ăn.

2.3 Chữa viêm bàng quang, đái rắt

Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, diếp cá 10g, sắc lấy nước đặc uống làm 2 lần.

2.4. Thuốc bổ thận, chữa di mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng gối mỏi

Củ súng có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Nguồn hình: Internet

Dùng một trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ hoa súng (cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sấy nhẹ, sao qua), quả kim anh (cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông sao vàng). Lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn hoặc trộn với mật ong hoàn viên. Mỗi ngày uống 10-20g, chia làm 2 lần.

Bài 2: Rễ củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn với thục địa và mật ong làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Bài 3: Rễ hoa súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen), ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

 

 

 

3. Một số món ăn được chế biến từ hoa súng:

Gỏi bông súng thịt bò. Nguồn hình: Internet

 

Lẩu bông súng cá đậm chất miền Tây. Nguồn hình: Internet

 

Bông súng mắm kho.Nguồn hình: Internet

 

Gỏi bông súng tôm thịt. Nguồn hình: Internet

DS. Đỗ Bảo

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797 834 595 - 0938 578 913
hotline zalo