1. Tác dụng của đậu
Tăng cường nhu động ruột: Chất xơ cao trong đậu mang lại cho chúng đặc tính nhuận tràng, giúp điều chỉnh các chức năng đường tiêu hóa.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Chất xơ hòa tan trong nước và các axit amin khá hiệu quả trong việc hỗ trợ điều chỉnh lượng glucose, do đó giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giúp sáng mắt: Hàm lượng beta-carotene và các chất dinh dưỡng cho mắt khác trong đậu xanh giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt nói chung, trong khi đậu đỏ có tác dụng lợi tiểu nhẹ có thể giúp giảm phù nề.
Cụ thể:
1.1 Đậu chứa arginine và axit silicic
Arginine có tác dụng kích thích hormone GLP-1, một hormon giúp hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, để giúp chuyển hóa glucose và kiểm soát sự thèm ăn. Do đó cải thiện sự trao đổi chất và hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu.
Axit silicic trong đậu là một dạng silic khả dụng sinh học, là nguyên tố vi lượng phong phú thứ ba trong tự nhiên, có liên quan đến sự phát triển mô liên kết và xương khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, khoáng hóa xương, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
1.2 Chất xơ
Các loại đậu chứa các loại chất xơ và hoạt động khác nhau trong cơ thể. Chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi tiêu đều đặn.
Kết hợp cả hai loại chất xơ đều góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, giảm lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin, ngăn tuyến tụy tiết hormone này quá mức.
1.3 Beta-carotene
Đậu xanh có vỏ ăn được rất giàu beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A (retinol) rất cần thiết cho thị lực và sức khỏe của mắt. Đậu cũng có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, giúp bảo vệ và duy trì các tế bào mắt khỏe mạnh, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính về mắt, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Bởi vì cơ thể không thể sản xuất lutein và zeaxanthin một cách tự nhiên, điều quan trọng là phải bổ sung chúng từ một chế độ ăn uống cân bằng.
2. Những bất lợi có thể xảy ra khi dùng đậu
- Gây đầy hơi, khó tiêu: Đậu có thể làm tăng đầy hơi, chướng bụng vì chứa nhiều oligosaccharides, là loại đường khó tiêu hóa. Tuy nhiên, khi kết hợp với các chất hỗ trợ tiêu hóa, đậu có thể được tiêu thụ mà không gây khó chịu cho đường ruột.
- Gây táo bón: Do đậu có nhiều chất xơ, dùng quá nhiều có thể dẫn đến táo bón hoặc chuột rút.
- Tác dụng phụ khác: Đậu thận sống có chứa nồng độ cao Phytohaemagglutinin (PHA), một lectin độc hại nên nếu ăn sống loại đậu này có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.
Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn đậu thận có thể chưa nấu chín.
3. Những lưu ý khi dùng đậu
- Không dùng đậu như một loại thuốc chữa bệnh: Rất có thể mọi người ăn đậu với khẩu phần bình thường là an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng đậu với hy vọng để chữa trị bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật nào đang xảy ra.
- Người bệnh hội chứng ruột kích thích cần chú ý: Mặc dù không có nghiên cứu nào bác bỏ việc sử dụng đậu cho một nhóm cụ thể, nhưng những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày, chủ yếu là đầy hơi và khó tiêu, do hàm lượng cao oligosaccharid trong các loại đậu này.
Do đó, nên ăn đậu ở mức độ vừa phải, như một phần của chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày.
Nguồn https://suckhoedoisong.vn
Bài viết tham khảo: