Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn

Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn

Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn

Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn

Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn
Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 28-09-2022
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, gout là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng axit uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

 

Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng, giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng.

 

Măng tây. Hình minh họa: Internet

 

Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu. Vì vậy, cần ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ; nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, ô liu...

Lưu ý, chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hầm (nhiều nước) nhất là với thịt, nhưng hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin có trong nước được đưa vào cơ thể.

 

Giá. Hình minh họa: Internet

 

Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng cũng lưu ý: Hằng ngày, cơ thể tạo ra axit uric sau quá trình chuyển hóa purin. Muốn kiểm soát bệnh gout, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp. Do đó, nên tránh xa những loại thực phẩm như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi.

 

Hải sản. Hình minh họa: Internet

 

Người bệnh gout hạn chế ăn thịt đỏ. Hình minh họa: Internet

 

Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng, giá, dọc mùng… và nấm, vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong máu. Người mắc gout cũng cần tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

 

Nấm. Hình minh họa: Internet

 

Không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh giúp quản lý sức khỏe tốt hơn.

Nguồn https://thanhnien.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797 834 595 - 0938 578 913
hotline zalo