Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 27-08-2022
Mùa hè nóng bức là thời điểm hoàn hảo để thưởng thức nước trái cây và nhiều đồ uống mát lạnh khác. Trong khi phần đa mọi người có thể thưởng thức bất kỳ thức uống nào thì những người bệnh đái tháo đường lại phải cân nhắc lựa chọn để không ảnh hưởng đến đường huyết và bảo vệ sức khoẻ.

 

Chế độ ăn có kiểm soát đặc biệt quan trọng với người bệnh đái tháo đường. Nó giúp duy trì đường huyết ở mức cho phép. Ngày hè nóng nực càng khiến người bệnh đái tháo đường băn khoăn không biết lựa chọn đồ uống nào để giải khát mà vừa đảm bảo không làm tăng đường huyết.

Những người bị đái tháo đường có chế độ ăn uống với những thực phẩm có GI thấp để tránh sự dao động của lượng đường trong máu. 

Dưới đây là một số thức uống mùa hè có thể giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, người bệnh thỉnh thoảng có thể thưởng thức mà không lo đường huyết tăng vọt. 

1. Nước ép táo 

Táo chứa nhiều pectin, đây là một loại chất xơ hòa tan giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, làm chậm sự hấp thu glucose trong ruột. Ngoài ra, táo còn chứa vitamin B1 giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thần kinh ở nhiều người bệnh đái tháo đường. Nước ép táo thực sự là một trong những thức uống mà người bệnh đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Táo làm chậm sự hấp thu glucose trong ruột

 

2. Nước ép bưởi, lựa chọn hoàn hảo của người bệnh đái tháo đường

Nước ép bưởi. Ảnh minh họa: Internet

 

Bưởi là thực phẩm quen thuộc nhưng lại được coi như một "thần dược" đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nước ép bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả.

ThS.BS. Lê Trịnh Thủy Tiên (Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP. Hồ Chí Minh) cho biết, thường xuyên ăn bưởi có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bưởi cũng rất có lợi trong chế độ ăn kiêng và giảm cân.

3. Nước ép cà rốt

Củ cà rốt giàu insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường và béo phì. Nước ép cà rốt là một trong những thức uống lành mạnh, đơn giản mà người bệnh đái tháo đường không nên bỏ lỡ.

 

Nước ép carot. Hình minh họa: Internet

4. Nước lọc

Khi nói đến quá trình hydrat hóa, nước là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Đó là bởi vì nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Lượng đường trong máu cao có thể gây mất nước.

 

Nước lọc. Nguồn hình: Internet

 

Uống đủ nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Theo đó, các chuyên gia khuyên khuyến cáo nam giới trưởng thành uống khoảng 13 cốc (3,08 lít) mỗi ngày và phụ nữ uống khoảng 9 cốc (2,13 lít).

Nếu không muốn uống nước lọc, hãy tạo ra sự đa dạng bằng cách thêm 1 thêm lát chanh, hoặc cam.

5. Cà phê không đường

Uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2 bằng cách cải thiện sự chuyển hóa đường. Cũng như trà, điều quan trọng là người bệnh đái tháo đường nên uống cà phê không đường. Việc thêm sữa, kem hoặc đường vào cà phê làm tăng tổng lượng calo và có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

 

Cà phê giúp cải thiện sự chuyển hóa đường

 

6. Sinh tố xanh

Ảnh minh họa: Internet

 

Sinh tố xanh có thể là một cách tuyệt vời để ép thêm một số chất xơ và chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống trong khi vẫn cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Hãy thử tự chế biến bằng các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn hoặc cần tây và kết hợp với một ít bột protein và một chút trái cây để có một ly sinh tố tự làm lành mạnh.

Hãy nhớ rằng trái cây có chứa carbohydrate, vì vậy hãy nhớ tính chúng vào lượng carb hàng ngày của bạn.

7. Sữa ít béo

Sữa chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhưng nó bổ sung thêm carbohydrate vào chế độ ăn uống của bạn. Luôn chọn các loại sữa không đường, ít béo hoặc tách béo của sữa bạn ưa thích và uống không quá 2-3 ly mỗi ngày.

 

Hình minh họa: Internet

 

8. Các sản phẩm thay thế sữa

Các lựa chọn thay thế sữa như hạnh nhân, yến mạch, gạo, đậu nành, gạo hoặc nước cốt dừa không có sữa và ít carbs.

 

Đôi khi chúng cũng được tăng cường các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và vitamin D, cả hai đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Hãy lưu ý rằng đậu nành và sữa gạo có chứa carbohydrate, và nhiều loại sữa hạt chứa một lượng protein tối thiểu, vì vậy hãy kiểm tra bao bì cẩn thận để chọn sản phẩm phù hợp.

9. Nước chanh không đường

Hình minh họa: Internet

 

Bạn có thể dễ dàng tự pha nước chanh không đường tại nhà chỉ bằng một vài nguyên liệu đơn giản để có một loại nước giải khát low carb thơm ngon và sảng khoái. Để bắt đầu, hãy kết hợp nước có ga với một chút nước cốt chanh tươi.

10. Nước dừa

Nước dừa. Nguồn hình: Internet

 

Nước dừa có 94% nước và hàm lượng calo rất thấp. Ngoài ra, nước dừa còn giàu các khoáng chất như kali, vitamin B, chất điện giải, axit amin, enzym và nhiều loại hormone thực vật. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết, giữ cho cơ thể luôn dồi dào năng lượng.

11. Nước chanh gừng

Chanh gừng là đồ uống tốt cho người bệnh đái tháo đường

 

Gừng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu các biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nước chanh gừng còn là loại thức uống tuyệt vời để làm mát cho cơ thể. Để chuẩn bị thức uống này, có thể thêm chanh, gừng nạo hoặc cắt nhỏ vào nước ấm.

Người bệnh đái tháo đường cần hạn chế tối đa những đồ uống có đường, đặc biệt là các sản phẩm như soda thông thường, nước tăng lực, nước trái cây có đường… Chúng không chỉ có thể làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể chiếm một phần đáng kể lượng calo khuyến nghị hàng ngày.

Nếu thèm một chút ngọt trong đồ uống của mình, hãy thử thêm các nguồn đường tự nhiên như: thảo mộc thơm, lát trái cây có múi, một vài quả mọng nghiền nát…

Tuy nhiên, theo cử nhân dinh dưỡng Đỗ Át K (Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai) người đái tháo đường không nên lạm dụng quá nhiều loại nước ép mà nên để cả cùi, cả múi để tận dụng được nguồn chất xơ.

 

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797 834 595 - 0938 578 913
hotline zalo