Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh

Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh

Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh

Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh

Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh
Mẹ thiếu vitamin B1, con dễ mắc bệnh
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 02-06-2022
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, nhất là chuyển hóa gluxit, gluco.

Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, nhất là chuyển hóa gluxit, gluco. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng nặng, làm tổn thương thần kinh trung ương và ngoại vi, hệ tim mạch. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, chế độ dinh dưỡng kém...

Biểu hiện khi thiếu vitamin B1

Biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin B1 giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, ăn uống khó tiêu, rối loạn cảm giác như tê bì, kiến bò đầu chi, chuột rút, nặng đầu chi nhất là hai chi dưới. Nặng hơn người bệnh thấy đau tức ngực trái, phù hai chân, khó thở khi gắng sức, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh… Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện những thể đặc biệt như thể cấp với các triệu chứng liệt cơ và suy tim nặng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.

Không ăn gạo mốc, gạo xay xát quá kỹ

Thiếu vitamin xảy ra ở những người thiếu hụt lượng vitamin B1 cần thiết cho cơ thể hoạt động. Phụ nữ mang thai và cho con bú hay thiếu vitamin B1 do nhu cầu vitamin B1 tăng hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bà mẹ có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn gạo mốc dài ngày, thường xuyên ăn các loại thức ăn không có hoặc có chứa hàm lượng vitamin B1 thấp như gạo xay xát quá kỹ, vo gạo nhiều lần trước khi nấu cơm hoặc những thực phẩm có chứa các chất kháng vitamin B1 như trà, cà phê… sẽ gây thiếu vitamin B1 trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để dự phòng thiếu vitamin B1, khi mang thai và cho con bú, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các loại thức ăn giàu vitamin B1 như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, rau xanh và củ quả. Khi nấu thức ăn tránh nấu kỹ nhiều lần dễ làm phân hủy vitamin B1.

Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng do đó cần chú ý không xay xát gạo quá kỹ, phải bảo quản gạo tốt để tránh mốc. Không ăn gạo có biểu hiện mốc. Khi nấu cơm không chà xát và vo rửa gạo quá nhiều lần. Nếu có nguy cơ thiếu vitamin B1 có thể uống dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B1 cho cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

Nguồn https://suckhoedoisong.vn/

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797834595 - 0938578913
hotline zalo