Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát

Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát

Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát

Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát

Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát
Tai biến mạch máu não: Điều trị và dự phòng tái phát
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 03-09-2022
Tai biến mạch não (TBMN) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới. Đây là một cấp cứu nội khoa, việc điều trị cần hết sức khẩn trương, điều trị sớm sẽ giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng. Hiện nay, TBMN đã có thể được điều trị và phòng ngừa cho hiệu quả tốt.

 

Triệu chứng thường thấy của tai biến mạch não

TBMN xảy ra do gián đoạn, giảm cấp máu cho một phần tổ chức não dẫn tới giảm việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, trong vòng vài phút tế bào não sẽ chết. Các triệu chứng thường thấy gồm:

Rối loạn ngôn ngữ và nhận thức: Bệnh nhân có biểu hiện quên, nhầm lẫn, nói bị líu lưỡi, khó diễn đạt hoặc khó khăn khi nghe hiểu.

Liệt hoặc tê ở mặt, tay hoặc chân: Bệnh nhân đột ngột tê, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân; thường xuất hiện ở một bên của cơ thể. Khi người bệnh nâng hai tay qua đầu đồng thời, nếu một bên tay không giữ và rơi tự nhiên thì có thể đã bị TBMN. Cũng như vậy khi một bên miệng bị méo khi thử cố gắng cười.

Rối loạn thị lực ở một bên hoặc hai bên mắt:  Đột ngột bị mù hoặc lòa ở một hoặc cả hai mắt, hoặc có biểu hiện nhìn đôi.

Đau đầu: Đột ngột đau đầu dữ dội, kèm theo nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức.

Dấu hiệu vận động: Người bệnh có thể đột ngột bị vấp khi đi trên đường bằng, hoặc đột ngột chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp vận động.

Nguyên nhân gây tai biến mạch não

Nhồi máu não: Khoảng 80% các trường hợp TBMN là do nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi động mạch trong não bị hẹp hoặc tắc, gây giảm đột ngột hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy. Nhồi máu não thường do huyết khối hình thành tại chỗ và tắc mạch não do máu cục di chuyển theo dòng máu tới.

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

 

Xuất huyết não: Xuất huyết não xảy ra khi có mạch máu trong não bị rò hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do nhiều nguyên nhân như tăng huyết áp, quá liều thuốc chống đông, do bất thường thành mạch bị vỡ (phình mạch não).  Có các loại xuất huyết não như sau:

Xuất huyết trong não: Vỡ các mạch máu trong não và chảy máu quanh các mô não, gây tổn thương tế bào não. Các tế bào não bị thiếu máu và tổn thương. Tăng huyết áp, chấn thương, dị dạng mạch, sử dụng chất chống đông và các nguyên nhân khác đều có thể gây chảy máu trong não.

Xuất huyết khoang dưới nhện: Các mạch máu ở trên hoặc gần bề mặt não bị vỡ, máu tràn vào khoang trống giữa bề mặt não và xương sọ. Kiểu chảy máu này thường có biểu hiện đau đầu dữ dội và đột ngột. Xuất huyết dưới nhện thường do vỡ túi phình mạch não dạng túi hay chùm nho. Sau khi xuất huyết, mạch máu trong não của bạn có thể co dãn thất thường (co mạch), gây tổn thương tế bào não do gây hạn chế dòng chảy trong não.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

TIA có những biểu hiện tạm thời giống như bị TBMN thực sự. Các triệu chứng thường kéo dài dưới 1 giờ và không có bằng chứng của nhồi máu não.

Cơn TIA xảy ra do huyết khối gây nghẽn tắc mạch hoặc do giảm tưới máu tạm thời dòng chảy tới một phần não - hậu quả gây ra triệu chứng tai biến thoáng qua.

Cần thăm khám y tế ngay lập tức kể cả khi các triệu chứng của bạn dường như không còn. Khi có biểu hiện cơn TIA sẽ báo hiệu nguy cơ cao của TBMN thực sự, gây tổn thương vĩnh viễn. Cơn TIA cũng cho thấy lòng mạch bị tắc bán phần hoặc bị hẹp hoặc nguồn gốc máu cục di chuyển tới từ tim.

Sẽ không dễ dàng để kết luận rằng bạn bị TBMN hay TIA nếu chỉ dựa trên các triệu chứng, thậm chí khi triệu chứng chỉ kéo dài dưới 1 giờ, vẫn có nguy cơ gây tổn thương não vĩnh viễn.

Các yếu tố nguy cơ

Lối sống: Quá cân và béo phì, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, sử dụng ma tuý.

Bệnh lý: Tăng huyết áp, hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm khói thuốc, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bệnh lí tim mạch (suy tim, các bệnh lí tim bẩm sinh, nhiễm trùng ở tim, hoặc do rối loạn nhịp tim), tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến thoáng qua.

Các yếu tố nguy cơ khác kết hợp với nguy cơ cao của đột quỵ: Người trên 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn; đàn ông có nguy cơ cao hơn phụ nữ; sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon như estrogen.

Khi nào cần sự hỗ trợ y tế?

Khi có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý TBMN, thậm chí kể cả khi các dấu hiệu đã đỡ đi hay không còn vẫn cần ngay lập tức phải có sự hỗ trợ y tế. Để đánh giá nhanh người bị TBMN, sử dụng quy tắc “F.A.S.T”:

“Face” - liệt mặt: Yêu cầu bệnh nhân cười. Quan sát bên nào của mặt bị liệt?

Méo mặt là một trong những biểu hiện tai biến dễ nhận biết. Nguồn hình: Internet

 

“Arms” - liệt tay: Nâng cả hai tay, quan sát tay bên nào bị rơi xuống trước?  Hoặc tay bên nào không thể nâng lên?

“Speech” - rối loạn ngôn ngữ: Cho người bệnh nhắc lại một câu ngắn, rồi nghe xem người bệnh có bị khó nói hay phát âm một cách không bình thường?

“Time” - thời gian: Ghi nhớ thời gian bắt đầu có những triệu chứng này và ngay lập tức gọi cấp cứu.

Lưu ý, thời gian xuất hiện TBMN càng kéo dài thì tổn thương não và bại liệt càng nặng nề. Cần cho bệnh nhân nằm yên và theo dõi sát bệnh nhân trong khi đợi hỗ trợ y tế khẩn cấp.

Dấu hiệu F.A.S.T. Nguồn hình: Internet

 

Trong trường hợp bị TBMN, tái thông dòng chảy mạch máu càng sớm càng tốt, các phương pháp can thiệp hiện đại đã giúp cứu sống và phục hồi gần như hoàn toàn chức năng thần kinh cho người bệnh như liệu pháp sử dụng thuốc làm tan cục máu đông cho những bệnh nhân được cấp cứu sớm trong giờ vàng (trong vòng 4 - 5 giờ sau khi bị TBMN) và lấy huyết khối gây tắc mạch bằng dụng cụ cơ học (trong vòng 6 giờ sau khi bị TBMN).

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tái phát

Tăng cường kiểm soát huyết áp: Nếu bạn bị đột quỵ, kiểm soát huyết áp có thể giúp ngăn ngừa TIA hoặc đột quỵ tái phát. Tập thể dục, kiểm soát căng thẳng, duy trì cân nặng lý tưởng  và hạn chế lượng natri và rượu bạn sử dụng ăn và uống đều có thể giúp kiểm soát huyết áp, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp nếu cần theo ý kiến bác sĩ.

Giảm việc hấp thu cholesterol và mỡ bão hoà trong chế độ ăn: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm mảng xơ vữa bám trong động mạch. Nếu không thể kiểm soát cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm giảm cholesterol.

Khi có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý tai biến mạch não, thậm chí kể cả khi các dấu hiệu đỡ đi hay đã biến mất, ngay lập tức phải có sự hỗ trợ y tế.

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người hút thuốc và người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bỏ thuốc lá. Hình minh họa: Internet

 

Kiểm soát tốt đái tháo đường: Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và thuốc.

Duy trì được cân nặng lí tưởng: Thừa cân góp phần vào các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Giảm ít nhất 4 - 5 kg có thể làm giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol.

Có chế độ ăn nhiều rau quả: Một chế độ ăn uống chứa ít nhất năm khẩu phần trái cây hoặc rau quả hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Theo chế độ ăn Địa Trung Hải, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng dầu ô liu, trái cây, các loại hạt, rau và ngũ cốc… rất hữu ích.

Chế độ ăn nhiều rau quả. Ảnh: Internet

 

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức HDL-cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. Đồng thời giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường và giảm căng thẳng. Tập tăng dần tới mức 30 phút vận động mỗi ngày như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc đi xe đạp.

Người cao huyết áp cần tập thể dục đều đặn. Ảnh minh họa: Internet

 

Mặc dù, sử dụng rượu một cách hợp lí làm giảm xu hướng hình thành máu cục, nhưng với việc lạm dụng rượu sẽ làm tăng nguy cơ bị TBMN. Tiêu thụ rượu nhiều làm tăng nguy cơ tăng, nhồi máu não và xuất huyết não. Bên cạnh đó, rượu cũng có nhiều tương tác với các loại thuốc đang sử dụng.

Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Bác sĩ có thể đề nghị đánh giá oxy qua đêm để sàng lọc OSA - một rối loạn giấc ngủ trong đó mức oxy giảm trong đêm. Điều trị OSA bao gồm thở oxy vào ban đêm hoặc đeo một thiết bị chuyên dụng  để giúp bạn thở.

Dùng thuốc để dự phòng tai biến mạch não: Nếu bệnh nhân bị nhồi máu não hoặc TIA, tuỳ theo mức độ tổn thương, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông để giúp giảm nguy cơ bị tái phát TBMN.

TS.BS. Nguyễn Minh Hùng

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797834595 - 0938578913
hotline zalo