Vì sao nên ăn khoai lang?

Vì sao nên ăn khoai lang?

Vì sao nên ăn khoai lang?

Vì sao nên ăn khoai lang?

Vì sao nên ăn khoai lang?
Vì sao nên ăn khoai lang?
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 18-09-2022
Khoai lang tốt cho đường ruột, thị lực, góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giảm tổn thương oxy hóa, nâng cao sức khỏe tổng thể.

 

Khoai lang giàu tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa góp phần giúp bảo vệ cơ thể chống tác hại của các gốc tự do, bệnh mạn tính, theo Healthline.

 

Ruộng khoai lang. Hình minh họa: Internet

 

Thúc đẩy sức khỏe đường ruột

 

Khoai lang trắng. Hình minh họa: Internet

 

Khoai lang nghệ. Hình minh họa: Internet

 

Chất xơ và chất chống oxy hóa trong khoai lang có lợi cho sức khỏe đường ruột. Thực phẩm chứa hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan.

Một số chất xơ hòa tan và không hòa tan cũng có thể được lên men bởi vi khuẩn trong ruột kết, tạo ra hợp chất gọi là axit béo chuỗi ngắn cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc ruột, giữ cho chúng khỏe mạnh. Chế độ ăn giàu chất xơ chứa 20-33 gam mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết, đi tiêu đều đặn hơn. Chất chống oxy hóa trong khoai lang cũng có thể mang lại lợi ích cho đường ruột.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm phát hiện ra rằng chất chống oxy hóa trong khoai lang tím thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus. Số lượng lớn các loại vi khuẩn này trong ruột có liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa tốt và giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy.

 

Khoai lang tím. Hình minh họa: Internet

 

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Khoai lang có vỏ màu cam dồi dào beta-carotene, một hợp chất thực vật được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A rất quan trọng đối với một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Dưỡng chất cũng là chìa khóa để duy trì màng nhầy khỏe mạnh, đặc biệt là trong niêm mạc ruột.

Đường ruột là nơi cơ thể tiếp xúc với nhiều mầm bệnh tiềm ẩn. Vì vậy, một đường ruột khỏe mạnh quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin A làm tăng tình trạng viêm ruột, có thể ngăn chặn chức năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú.

 

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hoá, thị lực. Ảnh: Freepik

 

Góp phần tăng cường chức năng não, thị lực

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện rằng chất anthocyanins trong khoai lang tím có thể bảo vệ não bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Hiện, chưa có nghiên cứu thực hiện để kiểm tra những tác động này ở người. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu trái cây, rau quả, chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần, sa sút trí tuệ.

Khoai lang giàu beta-carotene, chất chống oxy hóa tạo ra màu cam tươi của rau. Beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Thiếu vitamin A trầm trọng có thể dẫn đến xerophthalmia (sự thoái hóa của giác mạc). Ăn thực phẩm giàu beta-carotene, chẳng hạn như khoai lang có vỏ cam, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Cải thiện, điều chỉnh lượng đường trong máu

Mất cân bằng lượng đường trong máu và sự bài tiết insulin là những đặc điểm chính của bệnh tiểu đường type 2. Khoai lang có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, mức cholesterol LDL (có hại), làm tăng độ nhạy cảm với insulin.

Giảm tổn thương oxy hóa và nguy cơ ung thư

Quá trình oxy hóa gây hại cho các tế bào thường liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, xảy ra khi tế bào phân chia không kiểm soát được. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như carotenoid, có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày, thận, ung thư vú. Khoai tím có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng với sức khỏe, khoai lang cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do hàm lượng oxalat, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc sỏi thận.

Nguồn https://vnexpress.net

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797834595 - 0938578913
hotline zalo