Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ ngô
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 20-09-2022
Từ bao đời nay, ngô (bắp) là món ăn quen thuộc không chỉ gắn bó với người dân nông thôn mà cả với người dân thành phố.

 

 

Ngô vừa là món ăn để sống qua ngày, vừa là món để thưởng thức. Ngoài vai trò dinh dưỡng, ngô còn có tác dụng… chữa bệnh.

Vai trò dinh dưỡng

Việc “chống đói” hay “ăn chơi” bằng ngô nấu, nướng hoặc rang… vừa rẻ, ngon lại có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

 

Ngô tươi. Hình minh họa: Internet

 

Điều lạ là trong mỗi hạt ngô đều có sự góp mặt đầy đủ của ba thành phần dinh dưỡng chủ lực, gồm tinh bột (glucid), chất béo (lipid) và chất đạm (protid). Ngoài ra, trong ngô còn chứa một nguồn phong phú các loại vitamine như A, B và E. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể con người và các loại động vật.

 

Ngô nếp luộc. Hình minh họa: Internet

 

Riêng trong bộ phận mầm phôi của hạt ngô chứa 20 - 30% Lipid và nhất là một lượng đáng kể Acid Oleric. Đây là chất có tác dụng loại trừ Cholesterol máu “xấu” (Bad Cholesterol) trong cơ thể lắng đọng gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Do vậy sử dụng ngô dưới dạng đóng hộp hay đông lạnh không tốt bằng bảo quản tươi.

Các loại men có trong ngô kích thích cơ thể tiết ra dịch tiêu hóa, nên tăng cường chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó ngô cũng có tác dụng tăng cường nhu động ruột, giúp ổn định hệ vi khuẩn có trong đường ruột. Do vậy tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng được đưa vào trong cơ thể.

Bắp ngô khi mới bẻ nấu liền ăn ngọt hơn để lâu là vì còn tươi, chứa nhiều nước và đường. Nếu để lâu ngô sẽ “khô” hơn và các phân tử đường chuyển hóa thành tinh bột. Do vậy sẽ giảm đi vị ngọt ban đầu.

Cứ mỗi lần đến mùa ngô, về thăm quê hoặc đi chơi đâu mà lúc quay về nhà phấn khởi với “tay xách nách mang” vài chục bắp ngô thì mọi người nhớ hợp lực nhau “chế biến” sớm kẻo không lại tiếc hùi hụi vì chất lượng bị giảm sút theo thời gian.

 

Nước râu ngô.

Vai trò chữa bệnh

Thuở xa xưa, không biết bằng cách nào cha ông ta đã biết đến tác dụng dược lý của các thành phần cấu tạo nên ngô và sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và lưu truyền qua cho đến ngày nay.

Râu ngô là dược liệu quý trong dân gian. Rất khác với các loại thuốc lợi tiểu trong Tây y, nó có tác dụng lợi tiểu mà không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào cho người dùng. Râu ngô chất lượng chữa bệnh cao là loại có màu đỏ. Sử dụng bằng cách phơi khô hoặc đem sao lên rồi nấu thành nước uống.

Loại nước tự sản xuất từ râu ngô có thể sử dụng hằng ngày thay cho nước trà. Nước nấu từ râu ngô có vị ngọt thanh, uống thấy dễ chịu, khoan khoái. Nó có tác dụng lợi tiểu rất tốt cho những người mắc các bệnh thận gây phù tứ chi và các bộ phận khác.

Không chỉ có râu, mà lá ngô cũng có tác dụng lợi tiểu và giải độc. Lá ngô được thu hoạch phơi khô, trộn với các loại trà thảo dược rồi đem sao để sử dụng. Lõi của bắp ngô, thường được gọi là cùi, sau khi ăn, cho vào nồi nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 1 giờ lấy nước cốt để uống có tác dụng trị chứng ra nhiều mồ hôi và ra mồ hôi trộm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, cùi còn có tác dụng như một cái nút bấc để nhét lù các ảng nước. Ngày nay, ảng nước chỉ còn trong ký ức của nhiều người mà thôi.

 

Nước cùi ngô. Nguồn hình: Internet

 

Tóm lại, trong đời sống bình dân cũng như trong nền nông nghiệp - công nghiệp với khoa học hiện đại ngày nay, vai trò và giá trị của ngô càng được khẳng định. Đâu đó trong đời sống hằng ngày, con người đang phát huy hết mọi lợi ích từ ngô mang lại để góp phần làm cho đời sống được tốt đẹp hơn.

Chợt giật mình, xin đừng xem thường ai đó mà gọi một câu lạnh lùng là “đồ cùi bắp”. Bởi vì, cùi bắp cũng có những giá trị riêng của nó, nếu hiểu được và biết được điều này! Bắp ngô từ dinh dưỡng đến chữa bệnh. Đúng là một loại ngũ cốc, càng tìm hiểu càng thấy thú vị đến lạ kỳ.

 

Ngô được chế biến thành sữa ngô.

Tùy theo vùng miền, ngô còn có tên gọi khác là bắp. Vị ngọt và béo ngậy của những bắp ngô tươi mới hấp dẫn làm sao. Mùi thơm xông lên mũi và sự giòn tan của bỏng ngô trong miệng khiến cho nhiều người tranh nhau... bốc. Ngô là một loại cây lương thực chủ lực của nhiều địa phương và thậm chí là của nhiều quốc gia, dân tộc. Nhiều nước như Argentina, Brazil, Mehico, Mỹ, Trung Quốc nhờ xuất khẩu ngô hằng năm mà thu lại nguồn lợi tức khổng lồ.

Có thể nói, ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thế giới. Nó không chỉ là nguồn lương thực cho con người mà là thành phần chủ yếu để chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm trong các nền công nghiệp chăn nuôi. Ngoài ra, ngô còn là nguồn nhiên liệu để hằng năm sản xuất ra một lượng cồn (ethanol) khổng lồ để dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

 

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797834595 - 0938578913
hotline zalo