Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?

Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?

Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?

Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?

Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?
Thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng thế nào đến mỡ máu, ung thư, đột quỵ?
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 22-03-2023
Thực phẩm từ đậu nành nói chung chứa nhiều isoflavone, flavonoid và hợp chất hoạt tính sinh học có lợi khác, chủ yếu mang đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã chỉ ra các loại thực phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ, chao, natto... đều có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau lên nhóm bệnh tiểu đường, tim mạch, chuyển hóa, ung thư...

Đậu nành. Nguồn hình: Internet

Trích dẫn nghiên cứu dựa trên dữ liệu của hơn 1,66 triệu người được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Tây Trung Quốc thuộc Đại học Tứ Xuyên và Trường Đại học Y khoa Tây Nam (Trung Quốc) cho thấy việc tiêu thụ đậu nành rất có lợi trong việc chống lại nhiều căn bệnh thời đại, nhờ cải thiện hiệu quả trao đổi chất và triệt tiêu một số yếu tố bất lợi.

Thực phẩm từ đậu nành nói chung chứa nhiều isoflavone, flavonoid và hợp chất hoạt tính sinh học có lợi khác, chủ yếu mang đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Natto - Ảnh minh họa từ Internet

Nhờ đó chúng có thể cải thiện sự hấp thu glucose của cơ bắp và độ nhạy insulin, giảm mỡ máu nói chung đặc biệt là triglyceride, giảm lượng đường máu, điều chỉnh chức năng tuyến tụy, tăng cường chức năng nội mô, giảm huyết áp...

Chao lên men từ đậu nành. Nguồn hình: Internet

Một loạt các tác động trên giúp người hay ăn đậu nành dưới các hình thức giảm nguy cơ nhóm bệnh tim mạch và chuyển hóa nói chung.

Cụ thể hơn có thể nhắc đến bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, tình trạng rối loạn mỡ máu, tiểu đường type 2. Nguy cơ bệnh ung thư cũng được cắt giảm.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng phát hiện rằng isoflavone vốn khá dễ bị phá vỡ và giảm tác dụng dưới sự tác động của nhiệt độ ở những thực phẩm đậu nành không lên men như sữa đậu nành, đậu phụ.

Ngược lại, đậu nành lên men là lựa chọn tốt hơn bởi giúp bảo tồn isoflavone và cả nhiều hợp chất sinh học khác. Đậu nành lên men có thể kể đến chao, natto, tương miso...

Các nhà khoa học hy vọng sẽ ứng dụng điều này ở một tầm cao mới đó là dùng chiết xuất các chất có lợi từ đầu này như peptide protein, isoflavone... để tạo thành một phương pháp hỗ trợ điều trị các nhóm bệnh nói trên.

Nguồn https://nld.com.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797834595 - 0938578913
hotline zalo