Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?

Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?

Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?

Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?

Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?
Chế độ ăn thế nào giúp bố mẹ khỏe mạnh?
THẬP CỐC NÔNG LÂM
THẬP CỐC NÔNG LÂM
Góc sức khỏe
Đã đăng: 09-07-2022
Đối với người cao tuổi, một chế độ dinh dưỡng tốt đảm bảo trong quá trình ăn uống cần chú ý cân bằng dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là cân bằng lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể.

 

Ở người cao tuổi, các chức năng của cơ thể đều hoạt động kém hơn so với trước. Vận động chậm chạp hơn, các giác quan kém nhạy hơn và hệ tiêu hóa cũng hoạt động khó khăn hơn. 

Vì vậy, người cao tuổi cần tuân thủ một chế độ ăn khác biệt, nhất là với những người có bệnh mạn tính đi kèm.

Lựa chọn thực đơn cho người cao tuổi

Lựa chọn thực đơn và cách chế biến món ăn phù hợp cũng là một phương pháp bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi. Người cao tuổi nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thức ăn nên được chế biến theo cách ninh, hầm mềm để giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng hoạt động.

Khi ăn nên nhai chậm, cố gắng nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Không nên ăn quá no vào buổi tối sẽ không tốt cho tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người cao tuổi nên tuân theo một số lưu ý sau để có cuộc sống vui khỏe hơn:

Cân bằng dinh dưỡng là quan trọng

Người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Ở người cao tuổi, hệ thống tiêu hóa kém hấp thu nên cần giảm số lượng đạm và chất béo so với trước đây. Nên cung cấp đạm chủ yếu từ các loại thực phẩm như đậu, lạc, vừng... Các thức ăn này chứa axit béo không no, ngừa tăng cholesterol. Ngoài ra, nên giảm ăn thịt, ăn ít thịt nạc, hạn chế hoặc bỏ hẳn thịt mỡ.

Cá cũng là thực phẩm rất tốt, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi vì dễ tiêu, nhiều axit béo, giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch. Người cao tuổi nên bổ sung những chất béo có chiết xuất tự nhiên từ thực vật (Plant sterols), chất béo có lợi trong khẩu phần ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thường có trong cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi và cá ngừ, các loại đậu đỗ, quả bơ, dầu ô liu, trứng gà.

Người cao tuổi nên tăng cường rau xanh và chất xơ

Rau xanh và quả chín chính là những thực phẩm thích hợp đối với sức khỏe của người cao tuổi, nhất là lượng chất xơ có trong rau xanh có thể giúp cho người cao tuổi hạn chế bị táo bón và kích thích nhu động ruột, đảm bảo tốt cho sức khỏe, đẩy lùi bớt chất béo thừa trong cơ thể và hỗ trợ phòng chống bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần nhiều hoa quả và rau xanh.

Người cao tuổi cần cung cấp đủ lượng chất xơ mỗi ngày từ các loại rau xanh, hoặc các loại gạo giã rối (không xát kỹ) để tăng lượng chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. Nên cung cấp các loại rau, trái cây, hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người cao tuổi sống vui khỏe

Người cao tuổi thực hiện chế độ ăn hợp lý tốt cho sức khoẻ.

Hạn chế rượu cùng những thực phẩm có chứa chất béo không có lợi như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật… để tránh nguy cơ đột quỵ.

Không nên ăn quá no, không dùng món có chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá... Chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, đái tháo đường.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ thoải mái. Khi ăn, cần nhai chậm nhai kỹ thức ăn để quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.

Răng và hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường hoạt động kém. Vì vậy cần tránh ăn món cứng và khó tiêu, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên, xào. Dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp.

Hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có chứa nhiều đường để tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Người cao tuổi có thể bổ sung đường tự nhiên từ các loại trái cây với vị ngọt thanh, như vậy sẽ cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

Người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước, nên cần chú ý uống nước đầy đủ, một ngày khoảng 7- 8 ly nước. Chủ động uống nước ngay cả khi chưa thấy khát sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ táo bón, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Bài viết tham khảo:

Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn hãy là người đầu tiên bình luận nào!
Để lại bình luận
Đánh giá của bạn:
Bài viết liên quan

Vai trò của hoạt chất GABA

Đã đăng: 01/04/2023

Những ai không nên ăn chay?

Đã đăng: 15/02/2023

Viêm gan B ăn gì, kiêng gì?

Đã đăng: 11/11/2022

[THƠ] Tôi mãi không già

Đã đăng: 07/11/2022

10 thực phẩm giàu sắt

Đã đăng: 26/10/2022

Vì sao nên ăn khoai lang?

Đã đăng: 18/09/2022

Vệ sinh thớt đúng cách

Đã đăng: 12/09/2022

8 lý do nên ăn món hấp

Đã đăng: 07/09/2022

Gia vị trị cúm

Đã đăng: 14/08/2022

Món quà sức khỏe Mùa Vu Lan

Đã đăng: 31/07/2022
hotline
0797 834 595 - 0938 578 913
hotline zalo